Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Sỏi Thận: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị

Nguyên nhân gây ra sỏi thận:
_Sỏi thận được tạo thành bởi muối và chất khoáng trong nước tiểu kết lại với nhau tạo thành những "hòn sỏi" nhỏ.
_Quá trình hình thành sỏi trải qua 3 giai đoạn: tạo nhân, dính các phân tử vào thượng bì đường niệu đạo và lắng đọng to dần thành sỏi.
_Điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi là do lượng nước tiểu quá ít bị cô đặc lại, hoặc nồng độ các chất khoáng (canxi, oxalat, nuối urat, natri, cystine, phốt pho) tăng cao. Các chất này lắng đọng  lại trong đài, bể thận và kết thành sỏi thận.
_Ngoài ra sỏi thận có thể là một bệnh di truyền. Nếu những người khác trong gia đình bạn mắc bệnh này thì bạn cũng có nguy cơ bị mắc bệnh.
Triệu chứng của sỏi thận:
Sỏi thận thường không gây đau đớn gì khi chúng còn ở trong thận. Nhưng chúng có thể gây ra những cơn đau đột ngột, dữ dội khi chúng di chuyển từ thận đến bàng quang. Người bị sỏi thận thường có các triệu chứng sau:
_Khi đi tiểu bị rắt, buốt, tiểu ra mủ. Nước tiểu đục hoặc có màu hồng đỏ.
_Có những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội xuất phát từ niệu quản lan theo đường đi của niệu quản xuống gò mu hoặc xuyên cả ra hông, lưng. Có khi buồn nôn và nôn.
_Bị sốt cao, rét run kèm theo với triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận - bể thận cấp.
_Đái tắt từng lúc hoặc tắt đái hoàn toàn.
Cách điều trị:
Có 4 loại sỏi thận chính
_ Sỏi canxi: Chiếm 80-90%. Lượng canxi thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, nếu nồng độ quá nhiều, khó hòa tan hết trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các khoáng chất khác tạo thành sỏi. Những người có lượng vitamin D cao, bị cường tuyến giáp, hay những người bị suy thận dễ bị sỏi canxi.
_ Sỏi phosphat ammonium magnesium: Do vi khuẩn lên men urê gây nên, thường hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu mạn tính do tăng lượng amoniac trong nước tiểu. Amoniac nồng độ cao làm vi khuẩn phát triển nhanh hơn, khiến sỏi khuẩn hình thành. Sỏi này thường có nhiều cạnh nhọn, kích thước lớn làm tổn thương thận.
_ Sỏi acid uric: Hình thành do quá nhiều axit uric trong nước tiểu. Người ăn nhiều đạm động vật, người bị bệnh gút có nguy cơ sỏi urat cao.
_ Sỏi cystine: Ít gặp, hay xảy ra ở người bị bệnh xistine niệu, khiến thận không hấp thu lại xistine (một loại amino acid). Chất này không được hòa tan tốt trong nước tiểu, khi nồng độ cao sẽ tạo thành sỏi.
Để điều trị một cách hiệu quả cần phải xác định loại sỏi. Có thể loại trừ sỏi thận nhỏ mà không cần phẫu thuật bằng cách uống trên 2 lít nước mỗi ngày để sỏi tự ra ngoài theo đường tiểu. Ở các cơ sở y tế, các bác sỹ có thể áp dụng các biện pháp như:
_ Tán sỏi ngoài cơ thể: Với sỏi đài bể thận đường kính dưới 20 mm, có thể dùng năng lượng siêu âm chiếu qua da vào các viên sỏi để phá vỡ chúng. Sóng siêu âm tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ đường kính dưới 4 mm để nó tự ra ngoài qua đường tiểu.
_ Tán sỏi qua da: Đưa một máy tán sỏi qua da vùng thắt lưng vào thận. Viên sỏi sẽ bị tán vỡ nhờ sóng siêu âm và hút ra ngoài qua ống. Cách này có thể tán được những sỏi lớn, rắn ngay trong bể thận đã giãn rộng, có thể rửa sạch, lấy hết cặn sỏi và dẫn lưu bể thận qua da.
_ Phẫu thuật: Áp dụng khi sỏi lớn đường kính trên 40 mm, sỏi san hô nhiều gai cạnh găm vào đài bể thận, đài bể thận giãn hay ứ nước...
Hơn 50% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát. Do đó dù đã điều trị, bệnh nhân vẫn cần:
- Uống 2-3 lít nước mỗi ngày.
- Giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây. Ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid uric.
- Uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu.
- Người bị sỏi thận do tuyến giáp tiết ra nhiều hoóc môn cần điều trị triệt để bằng phẫu thuật tuyến giáp.


Nguồn: Tổng hợp từ trang web: chuatribenhsoithan.blogspot - http://chuatribenhsoithan.blogspot.com/2011/03/hieu-them-ve-benh-soi-than.html

1 nhận xét: