Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

American culture

1. Chảnh

Chúng ta học tiếng Anh hay dùng một số từ tiếng lóng dạng Vietglish (Vietnamese English) như No star where (không sao đâu), I love toilet you (tôi yêu cầu bạn),… Dĩ nhiên, dùng những kiểu đấy để cho vui thôi chứ chúng ta đừng nên lấy đó làm hãnh diện nhé.

Có một từ dạng này đó là từ chảnh tức là lemon (chanh) và question (dấu hỏi). Ví dụ: He’s very “lemon question.”
Sang Mỹ khi đi chợ tôi phát hiện ra rằng từ đấy phải nói, theo cách đi chợ của người Việt Nam, là “lime question” mới đúng.
Bởi vì lime (theo hình dưới đây) là lime is what my mother buys every day and we also eat “phở” with lime.
Còn lemon (hình dưới) thì không biết các bạn sao chứ bản thân tôi rất ít khi thấy ở VN.
At any rate, chảnh trong tiếng Mỹ là gì nhỉ. Do là một dạng tiếng lóng (slang) nên sắc thái nghĩa (nuances) của từ chảnh cũng có thể thay đổi tùy theo ngữ cảnh. Sau đây là một số từ có thể nói về các sắc thái khác nhau của từ chảnh trong tiếng Mỹ.

Nếu chảnh kiểu như con gái làm khó làm dễ khi được bạn trai rủ đi chơi thì người Mỹ dùng to play hard to get. To play hard to get cũng có thể dùng nghĩa bong ví dụ như Britain played hard to get and refused to join the euro.
Còn cái kiểu chảnh là làm như mình hơn xa thiên hạ thì có thể dùng tính từ như snobbish, cocky/cocksure, snooty, stuck-up, và danh từ như hot stuff (what makes you think that you’re such hot stuff?).


2. Bằng hành nghề ở Mỹ

Như phần giới thiệu ban đầu về ý định viết blog của DUSYR, tôi muốn các blogger có thể biết thêm một chút gì đấy về tiếng Anh và các yếu tố văn hóa và xã hội khác của Mỹ. Hôm bữa giờ viết hơi nhiều về tiếng Anh nên bây giờ viết sang các chủ đề khác.
Xã hội Mỹ là một xã hội có trình độ học vấn cao. Điều đó thể hiện ở môi trường giảng dạy đại học. Ở các trường đại học ở VN, bằng Thạc sĩ (Masters) hoặc thậm chí cử nhân (Bachelors) (đối với một số sinh viên được giữ lại trường) cũng được coi là có thể chấp nhận được để đúng bục giảng đại học. Tuy nhiên ở Mỹ để đứng làm giáo viên giảng dạy tại các trường đại học nghiên cứu (research universities) thì thông thường người Professor phải có bằng Ph.D. Chuyện trình độ giáo viên ở đại học là chuyện dài nhiều tập, xin để dịp khác. Bài này tập chung hơn ở mảng ngoài khuôn viên đại học.
Tôi xin nói đôi điều về tấm bằng Thạc sĩ ở Mỹ. Bằng Thạc sĩ của Mỹ chủ yếu là bằng để hành nghề, tức professional degrees. (Xin mở ngoặc ở đây profession tức là nghề nghiệp có đào tạo lâu dài và chính quy hơn. Nó khác với vocation chỉ là nghề khác socially inferior hơn.) Các trường đại học Mỹ không cấp bằng nghiên cứu ở cấp Masters (bằng M.Phil: Masters of Philosophy) vốn rất phổ biến ở Anh. Ngoài ra ý tôi cũng không muốn nói rằng bằng professional degrees thì không thể nghiên cứu được. Một ví dụ điển hình đó là các giáo sư luật đa phần chỉ có J.D. nhưng vẫn xuất bản đều đều đấy thôi.
Điểm sơ qua các bằng nghề như sau. Anh muốn làm Bác sĩ thì phải học bằng M.D. tức Medical Doctor (bốn năm sau khi có bằng đại học). Anh muốn làm luật sư thì anh học lấy bằng J.D. tức Juris Doctor. Anh muốn làm mục sư để giảng đạo thì bạn phải có bằng M.Div. tức Masters of Divinity. Bằng này phải học trong ba năm sau khi tốt nghiệp đại học. Anh muốn viết nhạc thì anh học Masters in Music Composition. Học làm báo thì Masters of Arts hoặc Masters of Science of Journalism. Muốn làm công chức nhà nước thì học Masters of Public Policy, Public Administration, Public Management, hoặc Public Affairs. Muốn làm kinh doanh thì học MBA,… và còn nhiều bằng cấp khác không thể kể hết được.
Trong một số bằng nghề như trên thì có một số bằng cấp là bắt buộc để có thể hành nghề được ví dụ như JD và MD. Còn những bằng khác là chỉ cần khi người học muốn thăng tiến trong công việc mà thôi. Chẳng hạn các executives của các công ty lớn thường do những người tốt nghiệp MBA. Dĩ nhiên là bạn không cần phải có MBA thì bạn mới mở công ty của mình hoặc làm trong một công ty khác được.
In conclusion, bằng hành nghề ở Mỹ là một công cụ để kiếm tiền và tiến thân; và người có bằng nghề thì khá nhiều. Unlike in Vietnam where Masters degree holders are socially exceedingly respected, professional degree holders in the US do not have such a high social status as a result of their abundance.  

Obama on media

Trong bài nói chuyện gần đây, TT Obama nói câu này:
“Thomas Jefferson once said that if he had the choice between the government without newspapers and newspapers without the government, he would not hesitate to choose the latter.”
“Thomas Jefferson [TT thứ ba của Hoa Kỳ] đã từng nói rằng nếu ông ta phải chọn giữa chính phủ mà không có báo chí và báo chí mà không có chính phủ thì ông ta sẽ không ngần ngại chọn cái thứ hai.”
Sau đó, TT Obama nói tiếp
“A government without newspapers and a government without tough and vibrant media of all sorts is not an option for the United States of America.”
Đây là bài nói trong bữa ăn tối với phóng viên (annual White House Correspondents’ Dinner) nên TT Obama phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng của báo chí rồi. Cái này cũng giống như mấy bác nhà ta nhấn mạnh đến vai trò của báo chí trong những lần gặp mặt nhân dịp Ngày báo chí Việt Nam chẳng hạn. Tuy nhiên, điểm khác biệt là America means it and Vietnam does not.


3. Order món trứng ở Mỹ

Khi dạy tiếng Anh ở Việt Nam, tôi dịch món trứng ốp-lết của Việt Nam là omelet (American) hay omelette (English). Nhưng sang đây rồi mới thấy dịch như vậy là sai. Ốplết theo nghĩa mà tôi dùng ở VN tức là trứng chiên hai mặt. Còn omlet ở Mỹ là món trứng đánh có bỏ đủ thứ thêm trong đó như meat, sausage, other types of vegetables.
Sau đây là mẫu đối thoại thường thấy khi order món trứng ở một fastfood:
Customer: I’d like to have two eggs.
Cashier: How do you like them cooked? Scrambled, over or sunny?

Scrambled: trứng đánh. Khác với omlet ở chỗ là không có thêm bất cứ thứ gì ngoại trừ các loại gia vị.
Over: tức là ốplết mà tôi hay dịch là omelet khi còn ở VN. Món trứng chiên lật hai mặt.
Sunny: ốpla, trứng chiên lật một mặt còn tròng đỏ trong giống như mặt trời vậy.

4. Let`s Party


Liên quan đến trường học:
High schools và colleges thường tổ chức tiệc khá hoành tráng mà chúng ta thường thấy trên phim ảnh: prom. Xem thêm ở đây.

Sinh viên Mỹ có thể to be on a bar crawl. Tức là, đi hết quán bar này đến quán bar khác trong một đêm. Bars hay restaurants thường có happy hour, là khoảng thời gian mà bạn có thể ăn và uống at a discounted rate.

Bia thì có nhiều chữ như brew, swill, brewsky, brew-ha, and suds. Tiệc ở college thường dùng vại bia (keg).

Uống bia nhiều quá thì xỉn (adj): blotto, blasted, stoned, blitzed, zonked, bombed, lit, plastered. Xỉn xong thì ói: to puke, to throw up (ngoài ra, college kids nghĩa ra đủ loại từ để nói như barf, bow to the porcelain throne (tức gục đầu xuống toilet mà ói), yuke, yak, heave,…). Nếu ói xong mà quay lại uống tiếp thì gọi là to boot and rally.

Xỉn mà vẫn lái xe thì coi chừng bị police thổi, or get pulled over (đừng nói blow nhé) thì sẽ bị tội DWI (driving while impaired). Cho chắc ăn thì nên có một designated driver từ là người không uống gì cả nên có thể chở mình về nhà an toàn.

Xỉn quá không về được thì crash (there), tức ngủ qua đêm ở nhà ai đó luôn. Có người xỉn quá sáng ngày hôm sau có cảm giác lâng lâng, nhức đầu khó chịu, gọi là hangover (n).

Linh tinh:
Ở Mỹ có hai dịp lễ quan trọng nhất trong năm là Christmas và Thanksgiving. Trong hai dịp này, người Mỹ cố gắng về thăm đoàn tụ với gia đình, giống lễ Tết của VN vậy.

Bà bầu chuẩn bị để cũng được nhận quà cho đứa con sắp chào đời trong baby shower. Trước khi cưới thì cô dâu được nhận quà trong bridal shower, trong khi đó chú rể sẽ được bạn bè tổ chức cho stag party để chuẩn bị giã biệt những ngày tự do.

Open house: Cái này phổ biến ở đại học, hay tổ chức nào đó muốn bà con đến thăm trong một khoảng thời gian nhất định. Tự do đến và đi. Open house có phục vụ thức ăn, chủ yếu là refreshments.

Tiệc tân gia: Housewarming Party. Cái này khác VN ở chỗ là nhiều khi chỉ cần chỉnh trang lại nhà thì người Mỹ cũng đã throw a housewarming party. Nhưng nên nhớ party cũng có thể làm theo kiểu potluck.

Tiệc tất niên: year-end party.

Còn nữa…. nhưng quên rồi. Ai nhớ thì bổ sung….

5. Nghề Luật Sư Ở Mỹ
Nghề luật sư khá là popular ở Mỹ và có lương bổng cao nên rất nhiều người muốn trở thành luật sư. Có nhiều nguyên nhân giải thích cho high demand for lawyers. Thứ nhất, nước Mỹ là một nước hay kiện tụng (a litigious country). Người dân có thể kiện bất kỳ về vấn đề gì họ thấy cần có sự can thiệp của pháp luật. Thứ hai, cho dù họ không kiện ai đi chăng nữa thì rất nhiều giao dịch trong xã hội cần thông qua luật sư nếu muốn chắc ăn. Bạn cần đến luật sư từ việc rất nhỏ như vi phạm giao thông, khai thuế, cho đến ly dị, thừa kế, các loại giao dịch theo hợp đồng (contractual transactions)… Dĩ nhiên là chi phí thuê luật sư rất mắc. Ví dụ bạn chay xe quá tốc độ cho phép (speeding) bị cảnh sát bắt và bạn muốn nhờ luật sư thì chi phí tùy theo mức độ nặng nhẹ và tiểu bang mà bạn vi phạm có giá dao dộng ít nhất từ $300 trở lên. Bản thân DUSYR phải trả chi phí khoảng hơn $450 cho luật sư (chưa kể tiền phạt phải tự đóng) cho một lỗi speeding tương đối nhẹ.

Tuy nhiên, để trở thành luật sư thì không dễ. Hầu hết các tiểu bang đều yêu cầu bạn phải có bằng luật sư như là một điều kiện tiên quyết. (Một số tiểu bang không yêu cầu có bằng luật là California, Maine, New York, Vermont, Virginia, Washington and Wyoming. Họ có thể tự học khi làm thực tập ở văn phòng luật nào đấy. Self-taught lawyers do law-office study.) Xu thế hiện nay là ngày càng có ít người tự học để làm luật sư. Tuy nhiên để được nhận vào học và hoàn tất chương trình luật sư thì không dễ dàng chút nào.

Không phải như ở Việt Nam, học luật là một dạng graduate study tức là bạn phải tốt nghiệp đại học. Cụ thể hơn, các trường đại học Mỹ không cấp bằng Cử nhân Luật. Các trường luật danh tiếng hằng năm nhận rất nhiều hồ sơ của các ứng viên đã là PhD ở một ngành nào đấy và muốn đổi nghề làm luật sư. Admissions Committee sẽ căn cứ vào điểm số (GPA, grade point average) mà bạn đã từng học (điểm 4, tương đương với A, là cao nhất), LSAT (Law School Admission Test), thư giới thiệu, personal statements,… LSAT là kỳ thi tương tự như GMAT (Graduate Management Admission Test) dành để nộp học MBA và GRE (Graduate Record Examination) dành cho các khối ngành khoa học xã hội khác… Mặc dù điểm số LSAT không phải là thước đo hoàn toàn chính xác khả năng lý luận cần thiết của một luật sư nhưng các trường thường đặt trọng số tương đối lớn đối với LSAT.

Thời gian học luật thường là 3 năm tập trung. Khối lượng bài vở của luật cực kỳ nhiều. Students phải đọc luật, án lệ (cases), viết briefs, … Ngôn ngữ luật như chúng ta đã biết phức tạp dùng nhiều thuật ngữ la-tinh. Ngoài ra sinh viên luật năm nhất phải học qua lớp Writing vì để viết luật cho một law paper đúng cách cũng là cả một quá trình học tập và làm quen. Khối lượng bài vở lớn nhưng các hoạt động ngoại khóa của chiếm một mức độ ưu tiên không nhỏ để build up an impressive resume for their future job. Họ phải tích cực tham gia moot court (hoặc court trial), làm editor (biên tập) cho student-run law journals, tư vấn luật miễn phí cho cộng đồng (pro-bono)… Một số trường (như Harvard Law School) bắt buộc sinh viên phải làm 40 tiếng pro-bono như là một điều kiện để tốt nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Juris Doctor (J.D.). Cũng cần làm rõ rằng J.D. chỉ là bằng luật căn bản để có thể hành nghề luật mà thôi. Một số anh (chị) sinh viên VN tốt nghiệp bằng J.D. nhưng dịch J.D. sang tiếng Việt, không biết vô tình hay hữu ý, là Tiến sĩ Luật. Tiến sĩ Luật chính xác là S.J.D. (Doctor of Juridical Science). Dĩ nhiên, S.J.D. là bằng cao cấp hơn là phải mất một thêm nhiều năm học tập và nghiên cứu. Dước S.J.D. và trên J.D. là bằng L.L.M (Thạc sĩ Luật học một năm). Điều đặc biệt là ít sinh viên Mỹ muốn theo đuổi bằng L.L.M. hoặc càng ít học S.J.D. Họ chỉ muốn học L.L.M. nếu đó là dual-degree programs, tức là khi họ tốt nghiệp thì có thể lấy cả bằng J.D. và L.L.M. Có hai lý do để lý giải việc này. Thứ nhất, giảng dạy luật tại ĐH Mỹ chỉ cần bằng J.D. là đủ (dĩ nhiên phải đi kèm xuất bản nhiều và kinh nghiệm thực hành luật). Thứ hai, thêm vào đó học L.L.M. có chi phí cơ hội quá cao. Lương trung vị (median salary không phải average) của người tốt nghiệp J.D. là $102,470 (năm 2006). Do vậy, sinh viên quốc tế chiếm phần đông lượng sinh viên theo học (pursue) để lấy L.L.M. và S.J.D.

Tốt nghiệp J.D. không phải mặc nhiên là có thể hành nghề được. J.D. graduates còn phải take a bar exam, tức là thi vào luật sư đoàn. Tất cả các bang đều quy định tất cả potential lawyers (cho dù có J.D. hay không có J.D. như một số bang đã kể ở trên) đều phải có thi đậu vào bar exam thì mới được hành nghề. Các bạn có thểm xem thêm về các loại bar exams mà thí sinh phải thi để có thể hành nghề luật (practice law) ở đây. Cũng cần nói thêm luật sư đoàn của Mỹ chẳng giống gì với luật sư đoàn của VN nơi mà số lượng hội viên bị hạn chế và có được vào hay không phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ.

Admission to law schools rất cạnh tranh (competitive). Vô xong rồi còn phải trải qua nhiều cam go mới có thể hành nghề được. Do vậy, trả trách gì lương luật sư ở Mỹ cao vì bên cạnh yếu tố cầu của một xã hội cái gì cũng dính đến luật, quy luật kinh tế chỉ ra rằng nhiều người học luật vì họ thừa biết rằng net present value (giá trị hiện tại ròng) của lương trong tương lai lớn hơn nhiều so với chi phí thực tế và chi phí cơ hội mà họ phải trả để trở thành luật sư.

Các bạn sinh viên VN muốn học luật ở Mỹ và hành nghề ở Mỹ nên nộp đơn học J.D. tại các trường được chấp nhận, tức ABA-approved law schools. ABA stands for American Bar Association. Tính đến tháng 6, 2007 thì có khoảng 196 trường luật của Mỹ được ABA công nhận. Bạn nào muốn quay về VN làm việc thì nên học L.L.M. nhé. Chúc các bạn thành công.

6. American Cities

Thành phố (city) ở Mỹ khác với các thành phố ở Việt Nam và các nước đang phát triển khác như thế nào nhỉ. Dĩ nhiên là khác nhiều tuy nhiên có một điểm thú vị (for me) mà trước đây tôi không thể biết được khi ở VN. Ở VN, người sống ở Tp. HCM và Hà Nội là những người giàu có (rich, well-to-do, wealthy, or whatever you call it). Còn ở Mỹ , tỉ lệ người giàu có ở thành phố rất ít. Người giàu thường tập trung sống ở các vùng ven (suburban areas). American cities là nơi tập trung đông dân nghèo, tỉ lệ phạm tội cao (high crime rates), và đủ loại vấn đề phức tạp về đô thị khác. Sở dĩ người nghèo tập trung đông ở thành phố là vì họ không đủ tiền để sắm xe hơi, không đủ tiền đủ mua nhà ở các suburban areas nên chỉ có thể ở apartments. Nên nhớ apartments rất ít có ở các vùng suburban areas và nếu có thì chất lượng cũng cao hơn và giá cả cũng mắc hơn.
Một s thành ph ln M có h thng tàu đin ngm (Metro). H thng quy mô nht, cũ kỹ và dơ nht là New York City. H thng Metro nh và sch hơn có th k đến Boston và D.C.
Cách phân chia cities và towns khác nhau tùy từng bang. California theo lut thì cities và towns là tương đương vi nhau. New York là li khác. Cities dùng cho municipalties với dân s ln hơn trong đó có Big Five: Buffalo, New York City, Rochester, Syracuse, và Yonkers là nhng thành ph vi hơn 125,000 dân. Nhưng dù thế nào thì cities và towns cũng đu nh hơn và trc thuc mt county (ht) nào đấy.
Khác với Vit Nam, cities M không ph trách giáo dc ph thông (K-12). Nhim v này được mt đơn v hành chính đc bit đm nhim gi là school districts (SDs). SDs có th đc lp v mt tài chính (fiscally independent), tc là có th đánh thuế to nguồn thu, ví d như Pennsylvania, New York, Wisconsin… hoc ph thuc vào cities đ có ngun thu như Massachusetts, hoc ph thuc vào county như North Carolina. SDs thường đánh thuế trường hc (school taxes) – mt dng thuế tài sn (property taxes). My em học sinh đi hc ph thông trường công (public schools) thì có xe bus đưa đi đưa v min phí, đã vy còn min đóng hc phí. Con ca gia đình nghèo còn được ăn trưa min hoc gim phí. Tr b khuyết tt được hc chương trình riêng hoc có giáo viên chuyên trách riêng. Tất c đu miễn phí. (Nghe sặc mùi xã hi ch nghĩa nh :-) ). Ch bù vi VN, theo lut thì được hc cp 1 min phí nhưng vn phi “tình nguyn” đóng tin s vàng.
(Bởi vy my cp v chng nào đi du hc M cũng tranh th đưa (hoc nếu ca có thì đ) con sang M đ hưởng nhng chế đ min phí này.)
PS: Ở M, khi nói đi downtown là đi xung khu ph chính vi các tòa nhà văn phòng ca chính ph và nhà cao tng dành cho các công ty. 

7. Halloween

Halloween ở Mỹ khá vui. Cách celebrate cũng tùy người và địa điểm. Bạn bè thân chơi theo nhóm có thể throw a party và mọi người đến dự phải có costume.
Nếu không thì đổ ra đường giống như mọi người đổ ra đường dịp Nô-el ở VN vậy. Tối hôm qua DUSYR lại được dịp tham dự lệ hội Halloween ở khu phố nổi tiếng Franklin Street, Chapel Hill, NC. Khu phố này nổi tiếng vào mùa Halloween vì có khi lên đến 80,000 tụ tập tại đây. Hầu hết mỗi người đều hóa trang theo nhân vật, sự kiện, hay chủ đề mình thích.

8. Professorship In America
Entry được viết theo đề nghị của bạn Koala.
Khác với ĐH theo hệ Anh, Úc có 4 chức danh (lecturer, senior lecturer, associate professor and professor), ở Mỹ có ba chức danh giáo sư chính: assistant professor, associate professor and full professor. Trước khi đi sâu vào các chức danh, DUSYR trình bày rõ hơn về “nghiệp” Ph.D. tại Mỹ.
Thông thường mục tiêu đào tạo Ph.D. ở Mỹ là để sinh viên tốt nghiệp có thể trở thành nhà nghiên cứu (researcher/scholar) và giảng viên ĐH. (Điều này hoàn toàn khác với quan niệm phổ biến hiện nay tại VN là muốn thăng quan tiến chức thì có bằng Ph.D.) Người Mỹ quan niệm rằng học Ph.D. cũng chỉ là một cách lựa chọn nghề mà thôi. Chẳng có đao to búa lớn nhiều lắm. Học Ph.D. cực khổ, hy sinh nhiều thứ, chi phí cơ hội lớn (vì thời gian quá dài thường vào khoảng 4-5 năm) nhưng quan trọng lương không phải lúc nào cũng cao (tùy ngành học). Tốt nghiệp Ph.D. thì cũng giống như đứa bé mới chập chững biết đi. Mừng vui có nhưng lo lắng cũng trăm bề. Khi chuẩn bị tốt nghiệp, anh/chị Ph.D. nhà ta phải lo sốt vót chuẩn bị các hồ sơ xin việc, bài trình bày (job talk). Nếu giỏi cộng chút may mắn, anh/chị được offer làm tenure-track assistant professor. Tenure-track chỉ ra rằng giáo sư này đang trên đường để được tenure (một dạng biên chế trong Đại học). Trong thời gian từ khi bắt đầu nhận việc cho đến khi xem xét vào tenure mất khoảng 6-7 năm. Thời gian 6-7 năm này, anh/chị Ph.D. mới ra lò phải làm việc cật lực, xuất bản cho thật nhiều thì mới mong được vào biên chế (to become tenured). Nếu sau thời gian này mà vẫn chưa được tenured thì trường sẽ mời người đó … đi kiếm việc chỗ khác.
Nếu dở hoặc kém may hơn thì đành phải đi làm post-doc(toral). Hồi ở VN, DUSYR đọc thấy post-doc tưởng chắc ghê ghớm lắm vì Ph.D. đã ghê rồi, làm post (hậu) Ph.D. chắc còn ghê hơn. Sự thật thì hoàn toàn ngược lại, làm post-doc lương cực thấp (so với assistant professor), không có benefits nhiều, đôi khi lại phải dạy nhiều nữa chứ. Những người làm post-doc tựu trung đều coi đó là điểm dừng chân tạm thời để nâng cao publication record hòng mong kiếm được chân assistant professor ở đâu đấy sau khi hoàn tất post-doc (thường là 1-2 năm).
Những assistant professor mà có publication tốt có thể chuyển trường trong thời gian làm assistant nếu trường khác offer chức associate professor liền hoặc cũng là assistant professor nhưng rút ngắn thời gian đi để trở thành tenured. Nói chung khi việc phong associate professor thường đi kèm với tenure (tuy cũng có ngoại lệ). Tenure có hai mục đích chính: 1/ nhằm bảo đảm tính tự do học thuật (academic freedom), và 2/ nhằm thúc đẩy các professor bỏ thời gian nghiên cứu những vấn đề có tính đột phá vốn mất khá nhiều thời gian. Những vấn đề nghiên cứu này ít khi assistant professor nào dám theo đuổi vì áp lực phải có publication liền để được tenure. Khác với (untenured) assistant professor, tenured professor rất hiếm khi bị đuổi việc trừ khi có những lồi lầm nghiêm trọng. Do vậy, một số người thường nói lên tenured rồi lúc đó cuộc sống mới đỡ vất vả hơn đối với một giáo sư. Nói vậy thôi chứ DUSYR thấy mấy ông tenured professor cũng làm việc như điên chứ chẳng chơi.
Full professor là chức danh sau associate professor. Nhìn chung, các chức danh professor trên ở Mỹ đều do trường tấn phong. (Điều này khác hẳn chức danh (Phó) Giáo sư ở VN do Hội đồng Giáo sư VN tấn phong.) Mỗi trường lại có quy định riêng thế nào để được trở thành tenured, associate or full professor. Những trường danh tiếng như Harvard thì cực kỳ khó để được tenured. Do vậy chức danh giáo sư thường phải gắn kèm với tên trường. Trường càng nổi tiếng thì chức danh đấy càng nói lên nhiều về trình độ của giáo sư đấy.
Một trong những lý do làm cho giáo dục ĐH ở Mỹ là số một trên thế giới chính là do mức độ canh tranh nguồn nhân lực (professor). Professor như trên đã nói cũng chỉ là một nghề ở Mỹ. Professor cũng đổi trường giống như ta đổi chỗ làm vậy. Trường nào offer tốt hơn và trường lại nằm ở nơi mà họ thích sống thì rất có khả năng họ sẽ ra đi.
Bên cạnh đó, nếu full professor nào đó có công đóng góp với trường sau khi về hưu nhưng vẫn có active trong nghiên cứu hoặc các hoạt động khác thì được phong là Professor Emeritus. Bên cạnh đó, mỗi trường đều thường phong chức Distinguished hoặc University Professor cho một số giáo sư đầu ngành của trường mình. Số này khá ít. Nếu là loại này thì lương cao hơn (dĩ nhiên), dạy khá ít lớp (chỉ khoảng 2-3 lớp/ năm so với 4-5 lớp/năm), còn lại chủ yếu nghiên cứu và xuất bản để đem lại danh tiếng cho trường.
Ngoài các chức danh (title) trên, còn có cách chức danh professors khác ít affiliated (gắn kết) với trường hoặc kém danh tiếng hơn. Visiting professor thường dành cho người danh tiếng hoặc phù hợp với hướng nghiên cứu nào đấy của trường. Visiting professor lương khá cao không khác gì professor khác với đầy đủ benefits (insurance, vacation days,…). Ngược lại, Adjunct Professor chỉ là professor bán thời gian. Adjunct professor chủ yếu giảng dạy khi thiếu người. Lương khá bèo, no benefits. Cuối cùng, nếu bạn có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, sau một thời gian bươn chải ngoài đời mặc dù chỉ có bằng Master nhưng muốn đổi nghề đi dạy, thì bạn có thể được chức danh Professor of the Practice (giảng viên thực tiễn). Giáo sư dạng này thường cần cho các môn học đòi hỏi tính thực tiễn cao.
Điểm cuối cùng đáng lưu ý nữa là Professor ở Mỹ chẳng mặn mà chuyện chức vụ (position, khác với chức danh (title) nói ở trên). Ở VN, ai cũng muốn làm trưởng khoa, phó khoa,… (để làm gì nhỉ: oai? kiếm nhiều hợp đồng giảng dạy?…) Ở Mỹ chỉ những người tenured thì họ mới bắt đầu lưu tâm đến mấy chức vụ đấy để bổ túc phần service trong bộ hồ sơ của họ. (Hồ sơ học thuật đầy đủ gồm ba phần: publication, teaching và service.) Assistant professor chẳng ham hố đâu vì họ còn lo xuất bản để được tenure. 
Nếu chúng ta look up the word “scout” chắc là nghĩa sẽ là hướng đạo sinh. Hồi học ở Việt Nam tôi chẳng hiểu hướng đạo sinh là cái quái gì. Có phải mình phải theo đạo để tham gia hướng đạo sinh không?
Thực ra scouting là một hoạt động thường được các trường phổ thông ở Mỹ tổ chức cho học sinh, giống như cắm trại ở Việt Nam vậy. Tuy nhiên cắm trại ở VN thì chủ yếu sinh hoạt tập thể, tìm hiểu nhau, have fun là chính. Scouting thì khác hẳn. Scouting thường kéo dài từ một đến hai tuần. Tại đây học sinh được học đủ thứ ví dụ như social skills, leadership skills, how to survive in a desert alone, and whatnot. Dĩ nhiên scouting có phân chơi nhưng phần học có vai trò quan trọng hơn nhiều. Sau mỗi lần scouting thì học sinh cảm thấy tự tin hơn, cảm thấy mình có ích hơn (ah, nhân đây khi dịch (sau này em muốn trở thành công dân có ích cho xã hội thì hãy dịch: I want to become a productive (không phải useful đâu nhé) citizen.) Scouting cũng có thứ hạng đàng hoàng đấy, nữ cónam có.
Tôi tự hỏi không biết tại sao Việt Nam lại không có (hoặc ít) tổ chức các hoạt động có ích như thế nhỉ? Còn bạn nghĩ sao?
Moral of the story: Để thực sự hiểu được ý nghĩa một từ nào đấy phải hiểu rõ từ đó lột tả điều gì ở văn hóa của ngôn ngữ gốc. Nếu bạn thật sự yeu thích tiếng Mỹ và muốn tìm hiểu về văn hóa Mỹ thì không khác gì ngoài việc phải tìm hiểu tận gốc ý nghĩa của từ đấy là gì chứ đừng chỉ hiểu từ đó trong tiếng Việt một cách đơn thuần. Văn hóa của Mỹ và VN khác xa nhau hoàn toàn thì làm gì có chuyện đồng nghĩa hoàn toàn (there is no such thing as a complete synonym). Khó đấy nhưng phải cố gắng thôi.  

Nguồn: dusyr1.wordpress.com

2 nhận xét:

  1. bai viet nay sau sac day, tac gia chac cung phai la nguoi co nhieu trai nghiem

    Trả lờiXóa
  2. Thật sự rất cảm ơn chia sẻ của tác giả. Chúc chị ngày mới tốt lành

    Trả lờiXóa