Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Bạn ơi, đừng lãng phí


Hôm nay thứ bảy, tôi “lên phố” để mua cho cậu con bốn tuổi của tôi cái balô để cho nó vào năm học mới. Cu cậu không thích cái balô đeo vai hình con mèo Garfield nữa, mà đòi mua loại có bánh xe kéo như của các anh chị lớp lớn hơn mà nó nhìn thấy từ năm học trước. “Mẹ nhớ mua cái màu cam, và có hình Ben 10 nhớ mẹ nhớ”, cu cậu nhắc đi nhắc lại suốt cả tuần.
Đi ba, bốn cửa hàng, tôi đã tìm được đúng cái balô mà cu cậu muốn. Mừng quá. Mà lại còn được giảm 20% nhân dịp năm học mới nữa. Cái balô trông cũng đẹp không kém đồ nhập khẩu, mà chỉ 220.000 đồng, mua ở nước ngoài ít ra cũng phải 50 USD. Tôi hớn hở đi về.
Nhưng rồi, trên đường về nhà, tôi chợt nghĩ: liệu có hơi lãng phí không? Cái balô Garfield thực ra là còn khá mới, vì nó mới dùng có một năm học. Rồi tôi tự biện minh, “Nhưng năm nay con học cả ngày, đi học phải mang thêm nhiều đồ, mua cái có bánh xe thì nó kéo đi nhẹ hơn”. Rồi tôi lại tự phản biện: “Học mẫu giáo, có cái gì mà phải nặng với nhẹ kia chứ”. Cứ thế tôi cứ nghĩ tới nghĩ lui, lúc thì nghĩ mình mua cái balô mới là đúng, lúc lại nghĩ là như thế có khi cũng hơi lãng phí thật.
Hưởng thụ hay lãng phí?
Nhiều người quanh tôi hay cười cái kiểu suy nghĩ luẩn quẩn đó của tôi. “Ôi giời, có phải là nhà không có điều kiện đâu. Cho con nó hưởng thụ tí đi”. Nhưng gần đây tôi đã “ngộ” ra một điều, hưởng thụ là một chuyện, lãng phí là chuyện khác. Hưởng thụ là mua, làm những thứ cho mình “sướng”, nhưng không nhất thiết phải lãng phí, vì lãng phí, là mua, làm những thứ mà chính mình không được “hưởng”.
Trước kia, tôi cũng chúa lãng phí. Đi mua sắm, thì chẳng mấy khi vì thiếu cái gì cụ thể, cứ lang thang, thấy cái gì thích thì mua. Mà cái thị trường hàng hoá khổng lồ này, cái gì thích cũng mua, thì nhiều khi khuân nửa trung tâm mua sắm về nhà. Và kết quả là quần áo giày dép cứ chất đống, thỉnh thoảng lại phải cho đi một loạt thì tủ mới có chỗ để mua cái mới, nhiều lúc lôi từ đáy tủ ra cả mấy cái còn nguyên mác mà không nhớ mua từ lúc nào.
Đi ăn uống với bạn bè thì cứ kiểu “no bụng đói con mắt”, “gọi cho sướng mồm”, rồi cứ phải ăn cố, đến tức cả thở, mà vẫn còn thừa lại cả đống thức ăn. Mỗi lần như vậy bọn tôi lại níu vào cái lý luận “mình vất vả suốt rồi, hưởng thụ tí theo nhu cầu và khả năng kinh tế, đâu có sao”. Nhưng các bạn cứ để ý, ở các nước phát triển, người ta cũng hưởng thụ chứ, họ còn giàu hơn mình, nhưng có thấy họ lãng phí đồ ăn như mình đâu. Đi nhà hàng mà ăn không hết là gói “doggy bag” mang về. Còn ở mình, cứ đãi khách là phải gọi thật nhiều thì mới là hiếu khách, mới oách, rồi khách thì lại phải ăn kiểu “làm khách”, phải để lại đồ ăn thì mới là lịch sự. Đây không phải là chuyện có tiền hay không, mà là thái độ, là lối suy nghĩ thôi.
Văn hoá lãng phí
Tôi thấy ở mình, lãng phí trở thành thói quen, thành văn hoá. Cần một thì mua hai, ba. Lãng phí từ những thứ mình không phải trả tiền đến cả những thứ mình phải bỏ tiền ra mua, lãng phí trong tiêu dùng cá nhân, cả trong tiêu dùng các nguồn công cộng. Các bạn có biết rằng, riêng về tiêu dùng điện, Việt Nam là một trong những nước lãng phí điện nhất thế giới không? Ở nhiều công sở, nhân viên buổi trưa đi ăn vẫn cứ để điều hoà chạy thoải mái. Cửa sổ thì kéo rèm kín, rồi bật đèn sáng choang. Nhân viên rửa chén ly ở cơ quan, thì cũng thường để nước chảy tự do trong lúc rửa. Đều là do tư tưởng “mình không phải trả tiền” mà.
Chắc các bạn cũng đã từng gặp cảnh đi ăn buffet, có những người cứ bê về bàn thật nhiều, rồi “gẩy” mỗi thứ một ít. Tôi đã từng tới nhà hàng buffet ở nước ngoài, bạn cứ ăn xả láng, nhưng bất cứ đồ nào còn thừa trong dĩa, là nhà hàng tính tiền. Có lẽ ở Việt Nam cũng nên áp dụng mô hình này.
Tôi còn nhớ có lần đọc được một bài báo, do áp nghị định 117 là nếu các hộ dùng nước dưới 4m3/tháng, thì vẫn phải đóng mức tối thiểu tương đương 4m3. Thế là nhiều hộ độc thân, ít ở nhà, dùng 2 – 3m3 thôi, nhưng thấy uất ức vì phải đóng nhiều hơn mức mình dùng, thế là cứ xả nước đi cho nó “bõ tức”.
Lãng phí và các vấn đề môi trường
Liên hiệp quốc gần đây có công bố một bản báo cáo thường niên về phát triển con người, và nêu rõ hai hiểm hoạ lớn nhất đối với loài người hiện nay, là biến đổi khí hậu, và chủ nghĩa tiêu thụ, cụ thể là kiểu tiêu dùng thiếu bền vững, lãng phí. Tiêu thụ lãng phí là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra các vấn đề môi trường. Các tình trạng phá rừng, tuyệt diệt động thực vật hoang dã, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên… đều là do sự tiêu thụ thiếu bền vững của con người mà ra cả.
Các bạn cứ hình dung hàng triệu những lãng phí dường như rất nhỏ của mỗi cá nhân hàng ngày cộng lại, chính là nguyên nhân dẫn đến việc loài người phải dùng nhiều năng lượng hơn để sản xuất, lại phải khai thác nhiều dầu, nhiều tài nguyên hơn. Chưa kể lãng phí lắm thì vứt đi nhiều. Các bãi chôn lấp rác là nguồn phát thải khí methane lớn nhất, mà khí methane là khí nhà kính gây biến đổi khí hậu mạnh gấp hơn 20 lần dioxit carbon. Đấy, lãng phí nó còn liên quan tới chuyện trái đất cứ nóng lên mãi như thế đấy.
Nhiều cơ quan văn phòng, vẫn chưa luyện được thói quen dùng giấy hai mặt, và cũng không gom lại tái chế. Rồi lại phải nhập khẩu giấy, lại phải phá rừng. Hay nhiều cơ quan vẫn giữ thói quen tiếp khách bằng nước đóng chai. Khách ra về, rất nhiều chai còn uống dở, thậm chí còn gần đầy lại đổ đi hết, lại xả một đống nhựa ra môi trường. Mỗi năm có khoảng 200 tỉ chai nước được tiêu thụ trên toàn cầu, phân huỷ đến bao giờ mới hết!
Nói tất cả những điều này, nhưng tôi hiểu cũng không phải thay đổi thói quen ngay được. Bản thân tôi cũng mới có ý thức giảm lãng phí từ khi sinh em bé. Một ngày nào đó, tự nhiên tôi nhận ra, mình lãng phí cái gì, có nghĩa là mình phải trả tiền cho thứ mình không dùng đến, và nó lại “xén” thẳng vào khoản tiền mà con mình sẽ được hưởng. Thế là tôi bắt đầu “biết” do dự mỗi khi lại định phóng tay mua cái gì. Còn cái balô Garfield, tôi nghĩ ra rồi, tôi sẽ gửi cho hoạt động mottainai của mấy bạn sinh viên, chắc chắn sẽ có một em bé nào đó thích cái balô của thằng con tôi.

Hoàng Thị Minh Hồng

Làm gì để không lãng phí?

1. Bạn có biết 3R không? Reduce, Reuse, Recycle (giảm, tái sử dụng, tái chế). Cái đầu tiên phải là "GIẢM". Nếu không mua nhiều hơn những cái mình cần, thì sẽ không phải vứt đi. Thà mua một hai cái áo đắt hơn một chút nhưng đẹp và mình dùng được nhiều, còn hơn là cứ ham rẻ rồi khuân về một đống rồi lại không mặc. Thứ hai là phải tăng cường tái sử dụng. Ở Việt Nam hiện nay đã đang dần phổ biến mấy ngày hội đổi đồ (mottainai) của các em sinh viên, hoặc một số diễn đàn các ông bố bà mẹ thì trao đổi vật dụng quần áo, thậm chí cả sách vở của các con. Bạn hãy luyện thói quen "không bỏ đi thứ gì". Nếu bây giờ bạn còn có cảm giác ngại mỗi khi đề nghị nhà hàng gói đồ ăn thừa cho bạn mang về, thì yên tâm, không ít người ở Việt Nam đã làm như vậy rồi, bạn không để ý đấy thôi.
2. Bạn hãy luyện các thói quen tiết kiệm điện: Thay bóng đèn compact (mỗi bóng sẽ tiết kiệm khoảng 300.000đ mỗi năm). Hãy tắt điều hòa 15 phút trước khi ra khỏi phòng. Buổi tối ở nhà, tất cả thành viên nên ở trong phòng khách, dùng một cái điều hòa thôi, hơn là mỗi người ở một phòng rồi bật mấy cái điều hòa cùng lúc.
3. Phân loại và tái chế rác: là giải pháp tốt nhất cho việc lãng phí, bảo vệ môi trường đấy. Nhà tôi mỗi tháng tiền bán giấy vụn, chai lọ đồ nhựa linh tinh cũng được hơn 100.000đ, nên chị giúp việc hăng hái lắm.
4. Nên mua bình nước lớn dùng trong gia đình hay văn phòng: khi cần mang đi thì lấy nước từ bình lớn vào một chai, vừa rẻ, vừa tốt cho môi trường.


Nguồn: SGTT(31/8/2011)

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Translation - Tuần 3 (25/8/2011)

7.   Hiện nay đó là loại nguyên liệu rất có giá trị trong việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng gỗ đang rất được ưa chuộng tại thị trường các nước tư bản phát triển (Châu Á, Châu Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ).
      Currently, it is very valuable material used in the production and exporting wood items which are highly appreciated in the market of developed capitalist countries (Asia, Australia, Europe, North America).
8.   Hằng năm, ngành cao su phải thanh lý 7,000 đến 8,000, có khi đến 10,000 cây cao su già để trồng cây mới.
      Ngành cao su: The rubber branch
      Thanh lý:         Destroy; Demolish; Get rid of
      Each year the rubber branch has to destroy 7,000 to 8,000, even up to 10,000 ha old rubber trees to replant new ones.
9.   Ước tính bình quân hằng năm có thể thu được vài ba trăm ngàn mét khối gỗ cao su già thanh lý có chất lượng dùng cho chế biến xuất khẩu.
      Ước tính bình quân hằng năm: The annual average estimation; Every year the average estimation
      Thu được:                              To get; to gain
      The annual average estimation, we can get hundred thousands m3 of demolished rubber wood with good quality to use in processing for export.
10. Ngoài ra cũng nên lưu tâm các nhà nghiên cứu sản xuất và xuất khẩu  các sản phẩm gỗ về một nguồn nguyên liệu khá dồi dào nhưng chưa được khai thác sử dụng đó là gỗ dừa.
      Ngoài ra:   Besides; In addiction; Futhermore; Moreover
      Besides, it should make researchers who produce and export (or manufacture of wood items) pay attention to an a abundant source of material but not exploited coconut wood.
11. Một số nước như Indonesia, Philipine, Malaysia đã thành công trong việc chế biến gỗ dừa làm vật liệu xây dựng, sản xuất hàng mộc xuất khẩu mang lại hiệu quả đáng khích lệ.
     Some countries like Indonesia, the Philipines, Malaysia have succeeded in processing coconut wood into building material, producing funiture of which there are exported funiture bringing encouraging efficiency.


Khí Đốt Hóa Lỏng Trên Thị Trường Việt Nam
Liquefied Petrolium Gas (LPG) In Việt Nam Market

1. Khí đốt hóa lỏng (LPG) là hỗn hợp chủ yếu gồm PROPANE (C3H8), BUTANNE (C4H10) thu được từ khí đồng hành khi khai thác dầu thô, hoặc từ khí thiên nhiên sau khi đã qua nhà máy tách khí, hoặc trong quá trình tinh luyện tại nhà máy lọc dầu.
      Dầu thô:     Crude oil
LPG is mainly a mixture of Propane (C3H8), Butane (C4H10) which is gotten from gas when we exploit crude oil, or natural gas after it is separated from the separating plant  or refined at the refinery.
2. LPG được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1930 và sau đó đã phát triển nhanh chóng, rộng rãi trên khắp thế giới với 1.500 ứng dụng khác nhau như bếp gas, đèn gas, thanh trùng, sấy, cắt, hàn, nhiên liệu cho ô tô....
LPG was firstly in use in 1930, developed quickly and tremendously (wordwidely) with 1,500 various applications such as gas tove, gas lamp, sterilising, drying, cutting welding and fuel for auto mobiles etc..
3.Tại Việt Nam, LPG được đưa trước tiên vào miền Nam năm 1957 với mức tiêu thụ ban đầu là 400 tấn, tăng dần 1.900 tấn vào năm 1964 và 15.000 tấn vào năm 1975.
In Việt Nam, LPG was firstly introduced at the South in 1957 with the early consumption level was 400 tons, gradually increasing 1,900 in 1964 and 15,000 tons in 1975.


 




Nhớ Rau Luộc Chấm Kho Quẹt

Hồi nhỏ, lúc còn sống với nội dưới quê, tôi cũng thường được ăn món kho quẹt này lắm, nhất là những hôm nhà hết tiền hoặc trời mưa gió không đi chợ được. Món kho quẹt của nội tôi không được "sang trọng" và phong phú như món kho quẹt trong các nhà hàng bây giờ, không có tôm khô, cũng chẳng có tóp mỡ. Vì nội tôi vốn không ăn bột ngọt và không ưa dầu mỡ, nên món kho quẹt nhà tôi chỉ đơn thuần là nước mắm, thêm chút đường, chút tiêu, cho lên bếp đun lửa riu riu, đến khi nước mắm cạn và bốc mùi thơm phức.
Lúc chuẩn bị bắc nồi cơm lên bếp, nội dúi vào tay tôi cái rổ, đội lên đầu tôi cái nón lá xinh xinh mà nội đã đặt người ta làm riêng cho tôi, rồi bảo ra vườn hái rau. Vườn nhà tôi nhiều rau lắm, rau má, mồng tơi, rau dền, cải trời..... Đứa con nít mê chơi như tôi nhẩn nha ngoài vườn, vừa làm vừa chơi, nhưng cũng chỉ độ tầm 20 phút là đã có đầy một rổ rau. Rau tôi hái về, có khi nội đem luộc, cũng có khi nội ra sau nhà hái thêm trái mướp, cùng với rau nấu canh cho ngọt nước.
Mâm cơm dọn lên. Nồi cơm gạo mới thơm lừng, dĩa rau luộc xanh ngắt cùng mẻ kho quẹt thơm phức mùi nước mắm quyện với hạt tiêu. Bữa cơm đạm bạc nhưng ngon miệng làm tôi cứ xuýt xoa.
Đã 15 năm xa nhà, hôm nay đọc bài viết này trên trang VnExpress, thấy nhớ thật nhiều.... Mong được một lần cùng nội ngồi bên mâm cơm bốc khói cùng dĩa rau luộc và mẻ kho quẹt.......

******************

Sài Gòn Mùa Mưa, "Nghiện" Rau Luộc Chấm Kho Quẹt

Niêu nước mắm kho quẹt thơm phức hài hòa vị mặn, ngọt, cay, béo của tôm nõn, tóp mỡ, ớt, tiêu, nước mắm... Món dân dã này dùng để chấm rau luộc ăn với cơm nóng, được ưa chuộng ở Sài Gòn và cả miền Nam.



Buổi chiều tháng 8 Sài Gòn trời mưa như trút nước, bụng đói cồn cào, còn gì thú vị bằng ngồi trong quán ăn bên đường ngắm dòng người qua lại, nhâm nhi từng muỗng cơm trắng nóng hổi với rau luộc chấm nước mắm kho quẹt thơm phức. Như muốn "chạy trốn" cái náo nhiệt, ồn ào của phố thị, xu hướng ẩm thực của giới sành ăn ở Sài Gòn đang tìm về những món dân quê như: cơm niêu, cơm đập, cá kho tộ, và tất nhiên không thể thiếu rau luộc chấm mắm kho quẹt.
Đầu bếp Nguyễn Thành Lợi (Nhà hàng Goldfish, quận 1, TP HCM) cho biết, món ăn dân gian này có từ xa xưa. Trước đây, kho quẹt được mệnh danh là món ăn của nhà nghèo, bởi thành phần chính của nó chỉ là nước mắm. Người ta kho nước mắm trong nồi đất cho đến khi mắm quánh lại, đặc sệt, ở một số nơi còn ninh đến khi nước mắm bốc hơi hết, chỉ còn đọng lại lớp muối trắng. Khi ăn, không dùng đũa gắp mà chỉ quệt cho dính ít mắm ở đầu đũa rồi đưa lên miệng mút, vì thế mà món này mới được gọi tên là "kho quẹt".
Ban đầu của món ăn này xuất phát từ thói quen ăn uống "đại khái" của người dân vùng miệt vườn sông nước. Vào những ngày mưa giông dai dẳng, vì không thể ra đồng đánh bắt cá, tôm nên người dân thường vét đại những gì có trong nhà như tôm, tép khô, tóp mỡ, cùng với gia vị nước mắm, bột ngọt, muối... nấu thành một hỗn hợp sền sệt chấm với rau luộc để ăn cơm. Vì rất mặn nên kho quẹt có thể để dành được vài tuần khi mang đi làm đồng xa mà không bị thiu.
Đến nay kho quẹt ngày càng trở nên phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân. Ở Sài Gòn, món này thường chiếm vị trí quan trọng trong thực đơn của nhiều nhà hàng, quán ăn nổi tiếng. Và tùy vào điều kiện của từng gia đình hay cơ sở ẩm thực mà món kho quẹt được cách điệu theo sở thích của mỗi người, mỗi vùng miền. Chẳng hạn, bên cạnh tóp mỡ, đầu bếp có thể cho thêm thịt nạc, tôm, cua, hến, riêng người Sài Gòn hảo ngọt có thể tra thêm ít đường mà vẫn đảm bảo được hương vị đặc trưng của chén nước chấm này.
Kho quẹt rất dễ làm nên ai cũng có thể tự trổ tài thực hiện. Song muốn làm món này ngon, trước tiên phải chuẩn bị một chiếc nồi đất thật tốt, loại niêu đen không tráng men. Nồi mua về đầu tiên phải ngâm với nước muối, sau đó rửa sạch, cho nước lã vào luộc lên, như thế trong quá trình chế biến, thức ăn không bị mùi hôi của đất, vừa tránh bị thấm nước hay nứt nồi. Tuy nhiên, vì không có điều kiện chuẩn bị niêu đất, nhiều người Sài Gòn vẫn dùng nồi kim loại để chế biến món này.




Trò chuyện với VnExpress.net, đầu bếp Thành Lợi chia sẻ cách thực hiện món rau luộc thập cẩm chấm kho quẹt như sau:
Cách làm kho quẹt: củ hành tím bào mỏng cho vào nồi phi thơm. Tiếp tục cho vào 3 muỗng canh nước mắm ngon, 1,5 muỗng đường, 1/5 muỗng bột ngọt rồi quậy cho tan. Lấy 10 hạt tiêu sọ đập dập, một ít tiêu xay, hai trái ớt nhỏ đập hơi dập, nửa muỗng canh tôm nõn khô (loạt không ướp gia vị), một muỗng nước mỡ lợn cho vào nồi rồi tiếp tục nấu lửa riu riu. Kho đến khi hỗn hợp cạn bớt nước, quánh lại sền sệt, nêm nếm cho vừa ăn rồi nhắc xuống để nguội mới cho thêm tóp mỡ vào (vì cho vào sớm, tóp mỡ sẽ bị mềm và mặn).

Việc chọn loại rau luộc ăn với kho quẹt tùy vào sở thích mỗi người. Thông thường dĩa rau thập cầm có: cải ngọt, cải thảo, rau muống, rau đắng, cải xanh, cải thìa, củ cà rốt, trái bầu (khi luộc không gọt vỏ mà chỉ sắt miếng), khổ qua (loại đèo nhỏ), đậu bắp (lúc luộc để nguyên trái) mỗi thứ một ít. Ngoài ra, tùy điều kiện mà có thể thêm đọt nhãn lồng, đọt mướp, đọt ớt non...

Cần lưu ý khi luộc các loại rau củ này, loại nào cứng, lâu chín thì cho vào nồi trước, theo thứ tự cà rốt, khổ qua, bầu, đậu bắp, cải ngọt, cải thảo, cải thìa... Và để cho rau, củ giữ được màu sắc tươi tự nhiên nên cho thêm ít muối vào nước luộc. Đun cho đến khi nước thật sôi (chờ từ 2 đến 3 phút sau khi sủi bọt) mới cho rau vào. (Ở một số nơi dùng tro tàu để luộc rau xanh nhưng một số đầu bếp khuyên không nên dùng vì chất này có hại cho cơ thể).

Khi rau củ chín vừa tới, vớt ra vợt hoặc rổ để cho ráo nước. Sau đó cho tất cả ra dĩa, rau một bên củ một bên, hoặc tốt nhất dùng một chiếc rọ tre có nắp đậy để đựng rau củ sẽ nóng lâu hơn. Thông thường, rau luộc có thể chấm nước mắm pha tỏi ớt, nhưng ngon nhất vẫn là chấm với mắm kho quẹt để ăn cơm trắng.

Thi Ngoan
Nguồn: VnExpress(26/8/2011)

Hủ tíu Nam Vang: Món hủ tíu quốc tế

Những năm 1970, những người Việt ở Campuchia hồi hương đem theo cách nấu món hủ tiếu ở Nam Vang về giới thiệu với dân Sài Gòn. Cái cụm từ "hủ tíu Nam Vang" bắt đầu xuất hiện trong danh mục món ăn của thành phố phương Nam này từ đó. Một món ba xứ

Hủ tíu Nam Vang nguyên bản ở Campuchia nhưng lại do người Tiều, một tộc người di cư từ Trung Quốc sang nấu. Món này ở Nam Vang thì chỉ có thịt heo nạc và thịt bằm, rau ăn kèm chỉ có xà lách với giá. Sang đến Việt Nam, nguồn nguyên liệu đa dạng đã làm cho tô hủ tíu biến đổi thêm phần phong phú thấy rõ. Tùy ý thích, có nơi cho thêm vào tô hủ tíu con tôm, miếng gan heo, phèo heo, có nơi cho thêm cái trứng cút... Rau ăn kèm có thêm hẹ, rau cần, và tần ô.




Về căn bản hủ tíu Nam Vang quan trọng nhất là nước dùng được nấu thuần bằng xương ống, nên vị ngọt đậm mà thanh, màu phải hơi ánh vàng mà trong vắt. Hủ tíu Nam Vang ngon phải nấu bằng cọng hủ tíu nhỏ, mỏng, nhưng dai và hơi trong. Thứ hủ tíu này được chế biết từ những lò ở Củ Chi cũng do người từ Miên về mở.

Thành phố Hồ Chí Minh có các tiệm hủ tíu Nam Vang do người Việt từ Campuchia về Sài Gòn mở từ những năm 1970 rất nổi tiếng như tiệm Hồng Phát, Liến Húa trên đường Võ Văn Tần (Quận 3); Kim Tháp trên đường Bà Hạt (Quận 10), và Ty Lum trên đường Huỳnh Mẫn Đạt (Quận 5). Còn tiệm hủ tíu Nam Vang mới mở sau này thì nhiều không kể nổi, nhưng hương vị đã lai ít nhiều.

Ăn  khô, ăn nước, và hũ đường





Ông Ty Lum kể tiệm hủ tíu Nam Vang chính gốc là thường phải có hủ đường đặt sẵn trên bàn, vì đa số người ăn hủ tíu bên Campuchia thường ưa ngọt nên hay nêm thêm đường vào tô hủ tíu. Nhưng sau này những quán kể trên cũng ít để sẵn hủ đường vì đa số người Sài Gòn không bỏ thêm đường. Dù vậy, có khách gọi đường thì cũng có mang ra ngay và nghe gọi thêm đường thì quán cũng biết chắc đây là khách gốc Campuchia, hoặc là dân sành ăn theo đúng bài bản của hủ tíu Nam Vang tại chính gốc.

Hủ tíu Nam Vang được dọn theo hai cách: khô hoặc nước. Nếu ăn hủ tíu khô, sau khi bánh hủ tíu trụng xong sẽ được rưới thêm nước xốt làm từ hắc xì dầu và mỡ tỏi. Cái mùi thơm của tỏi phi vàng rộm và vị mặn có hậu ngọt thanh của hắc xì dầu sẽ làm tăng sự đậm đà cho tô hủ tíu khô. Còn ăn nước thì nước lèo phải vừa trong vừa phải thật ngọt vị xương. Ăn hủ tíu nước có cái thú là nóng sốt, ăn tới đâu mồ hồi vã ra đến đó sảng khoái cả người.

Ăn hủ tíu Nam Vang còn cái thú vị nữa là gọi tô xí quách ăn kèm. Xí quách phải được ngâm trong nước lèo, khi cần vớt xương từ nồi nước dùng ra thì mới thơm, ngọt. Đây cũng là một bí quyết của các quán chuyên hủ tíu Nam Vang khi phải tính toán sao cho ninh xương trong nồi mà không bị rục thì mới ngon. Một số nơi thì vớt xương ra sẳn bên ngoài, ai gọi thì cho xương vào trụng trong nồi nước cho nóng là xong. Nhưng xí quách kiểu này khi ăn sẽ lộ ra ngay cái nhạt nhẽo không mùi vị như xí quách được nấu trong nồi nước lèo nóng hổi.

Hủ tíu Nam Vang quê ở Campuchia nhưng do người Tiều từ Trung Quốc sang nấu lại thành món đặc sản ở Sài Gòn, được người Việt ưa thích. Bở vậy, có người ví von hủ tíu Nam Vang là món ăn được quốc tế hóa ở Sài Gòn.

Quang Tâm

Nguồn: Yahoo tin tức (26/8/2011)






Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Translation - Tuần 2 (18/8/2011)

Gỗ Chế Biến Xuất Khẩu
Processed Wood For Export

  1. Trong những năm gần đây, do quản lý và bảo vệ kém, tài nguyên rừng bị tàn phá rất nghiêm trọng.
Những năm gần đây…=> In the recent years; Recently
Việc quản lý kém……=> Bad; ill; poor management
Do, bởi ……………...=>  Because of; Due to; Owing to
In the recent years, because of the bad management and protection, forest resources has been seriously destroyed.
Or:Because of the bad management and protection, in the recent years, forest                resources has been seriously destroyed.

  1. Sản lượng gỗ khai thác giành cho chế biến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong những năm 1992 và 1993 đã giảm rất nhiều.
Sản lượng gỗ khai thác…….=>The production of exploited wood; Exploited wood production
Giảm……………………….=> decrease (ko nên dùng reduce ở đây, reduce thường dùng cho giá cả)
Nhiều, đáng kể……………..=> Significantly; Greatly; Dramatically
The production of exploited wood used for domestic and export in 1992 and 1993 significantly decreased.
  1. Để thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày    12/8/1991 và đặc biệt là chỉ thị 462/TTG ngày 11/3/1993 của Thủ tướng chính phủ về quản lý chặt chẽ việc khai thác, vận chuyển và xuất khẩu gỗ, ngành lâm nghiệp đã thực hiện biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi sinh, đồng thời ổn định và phát triển nguồn nguyên liệu gỗ dành cho công nghiệp chế biến, trong đó có chế biến xuất khẩu.
Để thực hiện…………=> To +V; In oder to
Thực hiện……………=>  Implement; Carry out
Ban hành ngày……….=> Dated; Proclaimed on
Ngành lâm nghiệp…...=>  Forest Branch/Industry
Quản lý chặt chẽ……..=>  Keep tight control
To strictly implement laws on protection and development forests dated 12/8/1991 and especially instruction 462/TTG dated 11/3/1993 of the Prime Minister on keeping tightly control exploiting, transporting and exporting of timber, Forestry Branch has implemented measures to manage and protect forest resources and ecosystem stabilize and develope raw materials for wood processing industry including processing for export.
      
4.      Sản lượng khai thác gỗ năm 1998 theo dự kiến kế hoạch của Bộ Lâm Nghiệp sẽ tăng lên 690,000 m3 so với 638,000 m3 năm 1996 và 618,000 m3 năm 1997.
Kế hoạch dự kiến………..=> targeted plan
Bộ Lâm Nghiệp…………=> Ministry of Forestry
The exploited wood production in 1998 according to the targeted plan of Ministry of Forestry will increase 693,000 m3 against 638,000m3 of 1996 and 618,000 m3 of 1997.
5.      Cũng theo dự kiến kế hoạch đó, năm 1998 sẽ giành 299,000m3 gỗ từ nhóm 1 cho đến nhóm 8 để chế biến xuất khẩu (trừ một số loại đặc biệt quý hiếm đã bị nhà nước cấm khai thác và sử dụng theo nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992).
Also, according to the proposed plan, in 1998, it will reserve 299,000 m3 of timber from group 1 to group 8 to process for exporting (except some kind of rare and precious wood forbidden to exploite and use by the government at Decree 18/HĐBT dated 17/1/1992)
      Or: Also, according to the proposed plan, in 1998, it will reserve 299,000 m3 of timber from group 1 to group 8 to process for exporting (except some kind of rare and precious wood prohibited from exploiting and using at Decree 18/HĐBT dated 17/1/1992).
6.      Chỉ cách đây vài năm, gỗ cao su được cho là loại gỗ xấu, chỉ dùng để làm chất đốt.
Only (or Just) few years ago, rubber wood was considered as the poor qualited wood just used for fuel.
           
      Homework:
     
7.      Hiện nay đó là loại nguyên liệu rất có giá trị trong việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng gỗ  đang rất được ưa chuộng tại các thị trường các nước tư bản phát triển (Châu Á, Châu Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ).    
8.      Hằng năm, ngành cao su phải thanh lý 7,000 đến 8,000, có khi đến 10,000 cây cao su già để trồng cây mới.
9.      Ước tính bình quân hằng năm có thể thu được vài ba trăm ngàn mét khối gỗ cao su già thanh lý có chất lượng dùng cho chế biến xuất khẩu.
10.  Ngoài ra cũng nên lưu tâm đến các nhà nghiên cứu, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gỗ về một nguồn nguyên liệu khá dồi dào nhưng chưa được khai thác sử dụng đó là gỗ dừa.
11.  Một số nước như Indonesia, Philipine, Malaysia đã thành công trong việc chế biến gỗ dừa làm vật liệu xây dựng, sản xuất hàng mộc, trong đó có hàng mộc xuất khẩu mang lại hiệu quả đáng khích lệ.



Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Translation - Tuần 1 (11/8/2011)

First Week:   11/8/ 2011

Rules - Vietnamese to English Translation:

1.      Tenses
2.      Structure
3.      Form
4.      Vocabulary

Translate into English:

  1. Ai mong đợi điều xấu nhất hầu như là người ít bị tuyệt vọng nhất.
Ai…. => those
Be likely to: có thể
Be less likely to: ít có thể
Those who expect the worst are less likely to be disappointed.
    
  1. Phải chi cô ấy có thể gặp lại anh ta lần nữa
Phải chi… => That + Mệnh đề If loại 1 hoặc Mệnh đề If loại 2
That she could meet him again

      3.  Giá mà chúng ta gặp nhau cách đây 10 năm, chúng ta sẽ không phải hối tiếc
           Giá mà, ước chi, phải gì…=> If only
           If only we had meet each other 10 years ago, we would not regret for that.
    
4.  Tôi sẽ đi nếu anh cùng đi, nếu không thì tôi ở nhà còn hơn.
           Thà… hơn … => _would rather + V…. than
                                         _better ……than
           Nếu không thì ..=> If not
           I will go if you are going, if not, I would rather stay at home.

      5.  Chỉ khi nào thầy giáo cho phép thì sinh viên mới được vào phòng.
           Chỉ khi nào…=> Only if (đảo ngữ mệnh đề thứ hai phía sau)
           Only if the teacher gives permission are students allowed to enter the class.

      6.  Dẫu có yêu được cô ấy hay không anh ta cũng vẫn vui vẻ.
           Dẫu có… hay không => wether or not
           Wether or not she loves him, he will be still happy.

7.      Tôi không chắc có nên nghỉ việc hay tiếp tục ở lại.
Có hay không… => wether
Thôi việc: _resign
                  _quit working (or my job)
                  _stop working (or my job)
I am not sure wether I resign or stay on

8.      Liệu trời có sắp mưa không nhỉ?
Liệu…. => Do you think….?
            Có hay không => If or Wether
            Do you think wether it is raining or not?

9.      Cô ta thà chết chứ không chịu lấy anh ta.
She would rather die than she gets married to him.

10.  Đừng mua bây giờ, nên chờ để giá hạ thì hơn.
Do not buy now, you  should do better to wait for reduced price.


Homework: Translate into English.

Gỗ Chế Biến Xuất Khẩu

1.      Trong những năm gần đây, do quản lý và bảo vệ kém, tài nguyên rừng bị tàn phá rất nghiêm trọng.
2.      Sản lượng gỗ khai thác giành cho chế biến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trong những năm 1992 và 1993 đã giảm rất nhiều.
3.      Để thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ và phát triển rừng ban hành ngày 12/8/1991 và đặc biệt là chỉ thị 462/TTG ngày 11/3/1993 của Thủ tướng chính phủ về quản lý chặt chẽ việc khai thác, vận chuyển và xuất khẩu gỗ, ngành lâm nghiệp đã thực hiện biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ môi sinh, đồng thời ổn định và phát triển nguồn nguyên liệu gỗ dành cho công nghiệp chế biến, trong đó có chế biến xuất khẩu.
4.      Sản lượng khai thác gỗ năm 1998 theo dự kiến kế hoạch của Bộ Lâm nghiệp sẽ tăng lên 690.000 m3 so với 638.000 m3 năm 1996 và 618.000 m3 năm 1997.
5.      Cũng theo dự kiến kế hoạch đó, năm 1998 sẽ giành 299.000m3 gỗ từ nhóm 1 cho đến nhóm 8 để chế biến xuất khẩu ( trừ một số loại đặc biệt quý hiếm đã  bị nhà nước cấm khai thác và sử dụng theo nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992).
6.      Chỉ cách đây vài năm, gỗ cao su được cho là loại gỗ xấu, chỉ dùng để làm chất đốt.
                                                                                                                                                           

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Bí quyết nấu chè đậu đen thật ngon thật mềm

Vào những ngày nóng, ăn một cốc chè đỗ đen mềm mà không nát, hạt đậu ngọt nhưng không quá sắc, thêm vài viên đá và thạch đen, dừa sợi… giải khát và thanh nhiệt rất tốt.

Đỗ đen hay còn gọi là ô đậu, hắc đại đậu, hương xị có chứa sinh tố A, B, C, protid, glucid, lipid, muối khoáng. Hàm lượng acid amin trong đậu đen cũng rất cao. Theo y học cổ truyền, đậu đen có tính ôn, vị ngọt, có tác dụng giải độc, bổ thận, bổ huyết, nếu ăn trong thời gian dài da dẻ hồng hào.


Vào những ngày hè nóng nực, đậu đen rất được các gia đình ưa dùng, thường để nấu chè, rang lên đun nước uống hay nấu cháo đỗ đen ăn cũng rất mát, nhẹ bụng, hoặc rang lên rồi xay mịn làm bột ngũ cốc uống vào các bữa sáng tối.
Cũng như các loại chè đỗ khác, bí quyết đầu tiên để có nồi chè đỗ đen thơm ngon hấp dẫn là phải chọn đỗ đen hạt đều, vỏ mỏng, có màu đen óng. Khi mua đỗ đen không nên lựa hạt to, màu vỏ nhợt nhạt hay rổ đỗ đen hạt không đều.


Đừng vội cho rằng nấu chè có gì mà khó, chỉ cần ninh đậu mềm, cho đường, đun kỹ đến khi tan là xong. Tuy nhiên, để hạt đậu không nát nhừ hay lòng đậu cũng có vị ngọt lại cần có bí kíp riêng.

Trước tiên, phải vuốt và rửa đậu khoảng hai lần, sau đó ngâm đậu, vớt bỏ những hạt nổi lên trên. Tiếp đến cho đậu vào nồi, để lửa to, rang đậu khoảng chừng 10 phút cho đến khi bề mặt ngoài hơi nhăn lại, lúc này bạn mới cho nước. Đây là bí quyết nước chè đen sánh, đỗ nhanh nhừ.
Nếu có nồi áp suất, hãy tận dụng để tiết kiệm thời gian, nếu không hãy đun trên bếp với lửa vừa phải. Khi hạt đậu mềm, chắt nước ra để riêng rồi trút đường vào đậu. Với 1kg đậu cần khoảng 600g đường hoa mai.

Ướp đậu với đường chừng nửa giờ rồi cho lên bếp sên với lửa nhỏ, thỉnh thoảng dùng đũa khuấy nhẹ để đậu ngấm kỹ đường và không cháy. Tiếp tục đun chừng 15 nữa, sau đó mới trút nước đậu vào. Có thể thêm nước và đường tùy thích.

Trời nóng, ăn một cốc chè đỗ đen mềm, bùi bùi, ngọt thoang thoảng cùng với ít thạch đen, nước cốt dừa hay dừa sợi sẽ xua tan hết mọi oi bức, ngột ngạt.

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

Phần Quan Trọng Nhất Trên Cơ Thể

Mẹ tôi đã ra một câu đố: "Con yêu, phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể hả con?"

Ngày nhỏ, tôi đã nói với mẹ rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: "không phải đâu con. Có rất nhiều người trên thế giới này không nghe được đâu, con yêu ạ. Con tiếp tục suy nghĩ về câu đố đó đi nhé, sau này mẹ sẽ hỏi lại con.

"Vài năm sau, tôi đã nói với mẹ rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế đôi mắt là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: "Con đã học được nhiều điều rồi đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vi vẫn còn nhiều người trên thế gian này chẳng nhìn thấy gì."Đã bao lần tôi muốn mẹ nói ra đáp án, và vì thế tôi toàn đoán lung tung. Mẹ chỉ trả lời tôi: "Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ."

Rồi đến năm 1991, bà nội yêu quý của tôi qua đời. Mọi người đều khóc vì thương nhớ bà. Một mình tôi đã vừa đạp xe vừa khóc trên suốt chặng đường 26 km từ thị xã về quê trong đêm mưa rào ngày 4/5 âm lịch của năm đó. Tôi đạp thật nhanh về bệnh viện huyện để mong được gặp bà lần cuối. Nhưng tôi đến nơi thì đã muộn mất rồi. Tôi đã thấy bố tôi gục đầu vào vai mẹ tôi và khóc. Lần đầu tiên tôi thấy bố khóc như tôi.Lúc liệm bà xong, mẹ đến cạnh tôi thì thầm: "Con đã tìm ra câu trả lời chưa?" Tôi như bị sốc khi thấy mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi chỉ nghĩ đó là một trò chơi giữa hai mẹ con thôi. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ liền bảo cho tôi đáp án: "Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là cái vai." Tôi hỏi lại: "Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?" Mẹ lắc đầu: "Không phải thế, bởi vì đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần có một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào."

Từ lúc đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải là "phần ích kỷ", mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác

 


(Sưu tầm từ Internet)